Bài viết này thông qua việc làm rõ khái niệm về kinh tế chia sẻ sẽ nêu ra xu hướng phát triển của một số mô hình kinh tế chia sẻ ở nước ta, đồng thời xác định cơ sở pháp lý điều chỉnh các hình thức kinh doanh thuộc mô hình kinh tế chia sẻ, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các cơ chế pháp lý giúp cho việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của mô hình kinh tế hiện đại này tại Việt Nam.
Xem chi tiếtKinh tế chia sẻ là một lĩnh vực kinh tế thuộc kinh tế số và kinh tế tuần hoàn hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm thúc đẩy phát triển của Đảng và Chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động của đại dịch Covid-19, tác giả đi sâu nghiên cứu những cơ hội cho sự phát triển của kinh tế chia sẻ từ chính những ảnh hưởng của đại dịch đó. Từ đó, có thể nhận thấy, kinh tế chia sẻ đã có được những cơ hội cho phát triển từ sự phát triển chung của nền kinh tế số, xu hướng tiêu dùng tiết kiệm chi phí do thu nhập giảm - ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19và cũng nhận được sự quan tâm, thúc đẩy phát triển của Đảng và Chính phủ… Bên cạnh đó, xu hướng phục hồi và phát triển nền kinh tế của Việt Nam hậu Covid-19 cũng sẽ là một cơ hội lớn cho sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Xem chi tiếtLịch sử loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư (còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0). Cuộc cách mạng này đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, tất yếu mở ra thời đại ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống con người. Công nghệ 4.0 đem đến nhiều cơ hội hợp tác và chia sẻ trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng làm thay đổi cách thức vận hành của các doanh nghiệp. Kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới, gần gũi, đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Phát huy vai trò của mô hình này ở nước ta hiện nay là nội dung chính được đề cập trong bài viết.
Xem chi tiết